Giá xăng ngày một tăng nhớ ngày nào cầm trên tay 1x ( mười mấy ngàn đó) là đủ 1lít vi vu dạo phố rồi ,nay đã lên 2x ,và trong tương lai không biết có lên 3x 4x,5x …nữa ko, xăng tăng chóng mặt thế này buộc ta phải đi hợp lí lại nên lập cái topic để ae cùng chia sẽ kinh nghiệm lái xe tiết kiệm ,hợp lí.
Một số chia sẽ cùng ae 2bánh:
Tránh thốc ga
Thường thì sau khi dừng đèn đỏ, nhiều người có thói quen vặn kịch tay ga để xe tăng tốc nhanh nhất và vọt qua đường. Thực tế, việc vặn kịch tay ga có thể khiến xe tăng tốc nhanh hơn đôi chút, nhưng lại tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.
Hãy tăng ga từ từ theo tốc độ xe (nếu là
xe tay ga) và phối hợp thêm lên số (nếu là
xe số), việc tăng tốc sẽ vừa mượt mà, vừa tiết kiệm nhiên liệu, và an toàn.
Giữ tốc độ ổn định
Đi đều tay ga là cách hữu hiệu nhất để
tiết kiệm nhiên liệu. Trong thành phố, hãy di chuyển với tốc độ chậm vừa phải, dưới 40 km/h, giữ khoảng cách với xe phía trước để tránh phải phanh gấp.
Trên đường cao tốc, bạn có thể đi nhanh hơn trong thành phố, nhưng cũng tránh di chuyển với tốc độ nhanh nhất của xe, rất hại động cơ. Nên di chuyển ở tốc độ dưới 60 km/h là hợp lý.
Tốc độ quá trình thi Giấy phép lái xe cần duy trì tốc độ ổn định, sử dụng uyển chuyển chân ga, phanh.
Đi đúng số
Đối với xe số, nên di chuyển với vị trí số tương ứng với tốc độ của xe. Nếu đi ở số thấp hơn so với tốc độ, động cơ sẽ bị gằn và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Nếu đi với số cao hơn so với tốc độ của xe, động cơ sẽ bị đuối và không đạt sức kéo tốt nhất cho xe.
Vì vậy, di chuyển với đúng số tương ứng với tốc độ xe, kết hợp với đi đều ga, sẽ khiến xe vừa hoạt động tốt nhất, vừa tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.
Trong quá trình thi bằng lái xe bạn nên đi số 3 để việc điều khiển tốc độ lái xe khi cua vòng số 8 trở lên dễ dàng.
Giảm tốc từ xa
Hãy tập quan sát và giảm ga từ trước ở những tình huống cần giảm tốc như đường đông, đèn đỏ… Chiếc xe sẽ từ từ giảm tốc bằng động cơ.
Khi tới gần vị trí cần dừng xe, sử dụng kết hợp cả phanh chân và phanh tay để đạt hiệu quả phanh và an toàn nhất.
Việc giảm tốc từ xa ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, tránh tình trạng phóng nhanh rồi lại phanh gấp, cũng tập cho bạn thói quen phán đoán, quan sát, tránh được những tai nạn trên đường.
Tránh các ổ gà
Tránh ổ gà hay những đoạn đường gồ ghề sẽ khiến chiếc xe không bị mất động lực quán tính đang có, tiết kiệm được nhiên liệu và cũng giữ được độ bền của xe.
Với điều kiện đường xá Việt Nam, việc tránh ổ gà hay đường gồ ghề có thể khiến bạn di chuyển như đánh võng ngoài đường. Vì vậy, nếu không thể tránh được, hãy áp dụng phương pháp từ từ giảm tốc, và sử dụng phanh để chiếc xe nhẹ nhàng lăn bánh qua đoạn đường xấu.
Giảm tải trọng
Trọng lượng lớn sẽ khiến động cơ phải hoạt động vất vả và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Nếu không phải với mục đích vận chuyển hàng hóa, bạn hãy cất những vật dụng và hành lý không cần thiết để giảm tải cho xe.
Tắt máy khi dừng đỗ
Việc nổ máy đứng im cũng khiến chiếc xe tiêu thụ nhiên liệu như khi đang di chuyển, rất lãng phí.
Vì vậy, mỗi khi dừng đèn đỏ quá 30 giây, hãy tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu. Việc khởi động xe luôn tiết kiệm nhiên liệu hơn so với việc để động cơ hoạt động một cách lãng phí.
Kiểm tra áp suất lốp
Chạy xe với đôi lốp non sẽ khiến chiếc xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn dáng kể, thêm vào đó là sự mất an toàn khi di chuyển, đặc biệt là nếu mặt đường trơn trượt.
Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xe, bơm đều theo đúng tiêu chuẩn để chiếc xe có thể hoạt động ổn định, an toàn và cũng tránh mòn lốp.
Thay dầu định kỳ
Cứ mỗi 1.000 km hoặc 1.500 km tùy theo chất lượng dầu nhớt, hãy thay dầu để đạm bảo động cơ được hoạt động ở điều kiện tốt nhất, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ động cơ.
Thường xuyên bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng là không thể thiếu khi sử dụng xe máy. Hãy tiến hành bảo dưỡng toàn bộ xe, 1 năm 2 lần hoặc nhiều hơn nếu xe gặp trục trặc kỹ thuật.
Việc kiểm tra định kì sẽ phát hiện ra những lỗi nhỏ và khắc phục sớm, trước khi xuất hiện những lỗi lớn hơn.
Một chiếc xe thường xuyên được bảo dưỡng sẽ chạy ổn định hơn, bền bỉ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.