MotoGP – Đỉnh cao tốc độ và công nghệ của thế giới hai bánh
Huy Hùng2016-07-15T06:24:39+07:00Khởi nguồn người Đức – Phát triển người Anh
Năm 1894, người Đức sản xuất và bán ra chiếc xe máy đầu tiên của thế giới. Và chỉ vài năm sau đó thôi, đam mê về tốc độ đã khai sinh ra trò chơi mới – đua xe môtô. Và từ đó, nhiều giải đua xe mô tô lần lượt được ra đời. Các cuộc đua được đều đặn tổ chức. sau đó tạm ngưng vài năm do Thế chiến II bùng nổ.
Năm 1906, Anh là nơi tổ chức giải đua xe môtô chính quy đầu tiên trên thế giới, ở đảo Isle of Man nằm gần Ireland. Sau Thế chiến II, FIM (Federation Internationale de Motorcyclisme) – tổ chức quốc tế về Xe máy ra đời vào năm 1949 và đây chính tiền thân của ban tổ chức các giải Grand Prix sau này.
Chính vì thế, có quá nhiều lí do để xem MotoGP là một trong những môn thể thao lâu đời nhất và hấp dẫn nhất hiện nay. Chỉ riêng mùa giải 2012 ước tính đã có khoảng 2.2 triệu người có mặt tại các đường đua để chứng kiến trực tiếp các tay đua thi đấu và không kể cả tỷ lượt người xem qua truyền hình trên toàn thế giới đối với hệ thống giải đua MotoGP này.
Các chặng đua của MotoGP.
Hệ thống giải đua hiện nay của MotoGP trong một mùa bao gồm 18 chặng đua:
Các đội đua tham gia MotoGP 2013:
Từ năm 2002 trở về trước giải MotoGP cho phép sử dụng xe sport bike với cả hai loại 2 thì hoặc 4 thì, dung tích xy lanh từ 500 – 900cc. Bắt đầu từ 11/12/2009, BTC Grand Prix quyết định nâng cấp xe MotoGP lên đến 1000 phân khối và được áp dụng từ mùa giải MotoGP 2012.
Và bắt đầu từ mùa giải 2012, MotoGP sử dụng động cơ 4 thì, 1000 phân khối, dung tích bình xăng tối đa 21 lít. Ban Tổ chức cũng rất khắt khe trong việc quy định động cơ của các đội đua, nhà sản xuất có thể chế tạo động cơ 2 đến 6 xy-lanh, và giới hạn trọng lượng đã quy định sẵn.
Các đội đua có thể sử dụng xe có thông số kỹ thuật phổ biến như sau:
Loại động cơ: V4 hoặc Inline-4.
Dung tích xy lanh: 1000 phân khối.
Chu kì: 4 thì, 16 van, DOHC
Nhiên liệu: Dùng xăng có chỉ số Octane 100.
Phun xăng điện tử Fi.
Công suất động cơ tối đa: 240 mã lực (180 kW).
Làm mát động cơ: bằng dung dịch
Tốc độ vòng tua tối đa: từ 17.500 đến 18.000 vòng/phút.
Tốc độ tối đa: 349 km/giờ (217 dặm/giờ).
Giá thành của những chiếc xe đua MotoGP thường sẽ là rất đắt vì được xây dựng dựa trên những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ như titanium được tăng cường sợi carbon và được áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến như phanh đĩa carbon, hệ thống điều khiển động cơ điện tử…
Nếu như lốp xe có thể được thay qua các vòng đua thì hệ thống phanh quyết định rất lớn vào thành tích của các tay đua. Hệ thống phanh tạo ra sự cần bằng khi tăng tốc, kỹ năng sử dụng phanh giúp các tay đua có thể đạt được tốc độ cao nhất và có được những pha xử lý bất ngờ.
Hiện chỉ có một nhà cung cấp lốp xe chính thức duy nhất cho MotoGP là Bridgestone. Mỗi tay đua được cấp 20 chiếc lốp trơn cho 1 chặng (4 cặp trước và 6 cặp sau), ngoài ra còn 2 cặp lốp dùng cho đường ướt. Các tay đua phải nắm rõ được việc cân bằng giữa độ bám đường và sự bền bỉ của lốp. Lốp mềm sẽ giúp các tay đua đạt được tốc độ cao hơn nhưng nhanh mòn, lốp cứng thì độ bền cao nhưng tốc độ thì không cao lắm.
Các quy định, cách tính điểm trên đường đua MotoGP
Sau mỗi chặng đua, 15 tay đua về đầu sẽ ghi được điểm cho mình. Về nhất nhận 25 điểm, nhì nhận 20 điểm, về ba nhận 16 điểm. Và giảm dần xuống nếu về thứ 15 thì nhận được 1 điểm.
Các loại cờ và đèn tín hiệu được sử dụng trong đường đua GP:
Cờ đen: Truất quyền thi đấu của tay đua. Cờ này chỉ xuất hiện khi đã thông báo và thống nhất với đội đua.
Cờ đen có hình đĩa da cam: Báo hiệu với tay đua là xe anh ta đang gặp vấn đề và có thể nguy hiểm đến anh ta và các tay đua khác. Tay đua đó phải rời khỏi đường đua ngay.
Cờ trắng: Được vẫy ở các bốt trong khi cuộc đua diễn ra, cờ hiệu này cho phép vận động viên được phép thay động cơ. Khi cờ hiệu này được phát ra nghĩa là đường đua quá ướt và cần thiết phải điều chỉnh các thông số kỹ thuật của xe và chỉ sử dụng khi thời tiết thay đổi trái với thông báo ban đầu “thời tiết khô ráo” của ban tổ chức.
Cờ trắng với chữ thập gạch chéo và Cờ đỏ sọc vàng: Báo cho tay đua biết đường đua đang có mưa.
Cờ xanh da trời: Cờ này được vẫy ở các bốt thông báo cho vận động viên là anh ta đã bị đối phương vượt qua và phải nhường đường cho vận động viên phía sau vượt lên ngay khi có thể.
Cờ vàng: Nếu được vẫy ở điểm xuất phát mỗi đường chạy là thông báo thời gian bắt đầu cuộc đua bị trì hoãn. Khi cờ hiệu này phát ra tại các bốt nghĩa là có nguy hiểm phía trước. Vận động viên cần giảm tốc và sẵn sàng việc dừng xe. Nếu sau đó không có cờ hiệu màu xanh lá cây được đưa ra, tay đua phải sớm dừng lại.
Cờ đỏ và đèn đỏ: Vòng đấu hoặc vòng luyện tập sẽ bị dừng lại khi cờ đỏ hiệu màu đỏ được vẫy tại các bốt và đèn đỏ quanh đường đua được bật lên. Tay đua phải chạy chậm lại vào khu vực đường pít. Khi đường pít được đóng lại, nếu cờ hiệu này vẫn được phát ra tại các điểm cố định và đèn hiệu bật lên, tay đua không được phép ra khỏi khu vực đường pít
Đèn đỏ tại điểm xuất phát: với thông báo sắp bắt đầu cuộc đua. Đèn đỏ được bật lên tại vạch xuất phát từ 2 đến 5 giây để bắt đầu vòng đấu. Khi đèn tắt hết là lúc cuộc đua bắt đầu.
Đèn xanh lá cây: Hiệu lệnh phải được bật lên ở khu vực đường pít với hiệu lệnh vòng tập, vòng làm nóng, hay vòng đấu bắt đầu.
Cờ caro trắng đen: thông báo chặng đua kết thúc.
Thiết bị An toàn
Mỗi tay đua được trang bị 4 mũ bảo hiểm cho mỗi mùa giải, khi gặp trời mưa sẽ có mũ chuyên dụng chống mờ và đọng nước. Mũ bảo hiểm được làm từ các chất liệu cao cấp như carbon, sợi thủy tinh, Kevlar và nhựa tổng hợp Polyurethane.
Kính che mắt của mũ bảo hiểm thường được làm bằng các chất liệu đặc biệt, giúp các tay đua tránh được côn trùng, mưa, các mảnh vỡ trên đường đua. Bên cạnh đó nó giúp tránh sương mù, hơi nước đặc biệt trong thời tiết mưa ẩm ướt.
Các nhà sản xuất mũ bảo hiểm thường xuất hiện trong các đường đua MotoGP như: AGV, Arioh, Arai, HJC, Nolan, Shark, Shoei, Suomy, Vemar và X-Lite.
Trang phục trên đường đua MotoGP được sản xuất chủ yếu bằng chất liệu da chuột túi. Bộ áo liền quần có độ bền và độ co giãn cao, trọng lượng dao động từ 3 – 3.5 kg. Phía ngoài đầu gối có miếng đệm bằng nhựa dẻo, làm điểm tựa khi vào cua. Bên trong bộ áo bảo vệ còn có hệ thống làm mát, duy trì nhiệt độ cơ thể, hệ thống này vận hành một vòng tuần hoàn bằng gel lỏng, từ ngực ra sau lưng, được đẩy bằng một chiếc bơm nhỏ và hệ thống pin nằm trong phần “gù” phía sau lưng – nơi cũng chứa nước uống dẫn lên mũ bảo hiểm và cung cấp trong quá trình đua. Bộ áo còn gắn thêm các cảm biến ghi nhận dữ liệu trực tiếp từ cơ thể của người mặc.